Truyền Thuyết về Đức Mẹ Lavang

\"\"

Phần lớn của thế kỷ 18, Việt Nam đã xảy ra nhiều cuộc tranh giành quyền lực nhằm thống trị cả giang sơn nhưng bị chia làm hai miền: Miền Bắc do Chúa Trịnh cai trị. Miền Nam do Nhà Nguyễn cầm quyền. Vào cuối thế kỷ 18, các cuộc nổi dậy quy mô, rộng lớn của các nông dân khắp nơi đã làm rung chuyển và đe doạ quyền cai trị của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn.

Một trong những cuộc nổi dậy lớn nhất là cuộc nổi dậy của ba anh em Tây Sơn lãnh đạo.  Trong một thời gian ngắn, họ đã lật đổ các Chúa Nguyễn và đánh bại các Chúa Trịnh để phục quốc và thống nhất lại giang sơn kể từ khi triều đại Lê sụp đổ. Sau chiến thắng, một trong ba anh em Tây Sơn đã lên ngôi vua, đó là Vua Quang Trung. Năm 1792, chẳng may, Vua Quang Trung mất sớm, để lại quyền kế vị cho con trai, người đã trở thành vua Cảnh Thịnh.

Trong khi đó, Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục nổi dậy quyết giành lại ngai vàng. Vào năm 1777, Nguyễn Ánh và đội quân nổi dậy chống lại Tây Sơn của ông trong cuộc bỏ chạy đã tìm đến Đảo Phú Quốc làm nơi ẩn náu, nơi Đức ông Pierre Pigneau de Behaine của Hiệp Hội Các Tổ chức Nước Ngoài mở chủng viện cho thanh thiếu niên từ các nước láng giềng. Đức Ông đã thuyết phục Nguyễn Ánh cầu cứu Vua Louis XVI của Pháp.

Vua Cảnh Thinh biết được Nguyễn Ánh nhận được sự hỗ trợ của các nhà truyền giáo Pháp và lo lắng rằng người Công giáo Việt Nam cũng sẽ ủng hộ và theo Nguyễn Ánh nên Ông bắt đầu ra các chỉ thị cấm đạo.

Ngày 17 tháng 8 năm 1798, vua Cảnh Thịnh ban hành sắc dụ cấm đạo, lệnh cho tiêu diệt đạo lệnh cho tiêu diệt đạo Công giáo (thời đó gọi là đạo Giatô), là đạo ngoại quốc, phải triệt hạ các đạo đường, đạo quán và tróc nả các đạo trưởng, tiêu phá tất cả các nhà thờ  và các chủng viện. Các cuộc bách hại khủng khiếp nhất của người Công giáo Việt Nam và các nhà truyền giáo bắt đầu và kéo dài cho đến năm 1886. Ngay cả sau khi Nguyễn Ánh giành lại được ngôi vua và lấy tước hiệu là vua Gia Long (1802-1820), những người thừa kế ngai Ông, vua Minh Mạng (1820-1840), vua Thiệu Trị ( 1841-1847) và vua Tự Đức (1847-1884), vị vua cuối cùng của thời Nguyễn, vẫn tiếp tục các cuộc bách hại, càn quét, bắt đạo, chống lại người Công Giáo, ra lệnh tra tấn những người Công giáo Việt Nam và linh mục truyền giáo từ hành hình dung mạo đến xử trảm bằng nhiều cách khác nhau, rất tàn ác, dã man.

Đức Mẹ Lavang đã đến với con dân nước Việt trong những giây phút  cơ cực, lầm than, thống khổ đã lên đến tột cùng.  Lavang là một danh xưng bắt nguồn từ tên của một khu rừng sâu thuộc trung tâm nước Việt Nam (nay là thành phố Quảng Trị), nơi có rất nhiều loại cây có tên là Lá Vằng. Theo một cách giải thích khác, La Vang là tiếng kêu to vang dội lại của núi rừng, hay  La Vang cũng có nghĩa tiếng “kêu khóc”, van xin, cầu cứu của những người bị bức hại.

Theo truyền kể lại, Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên vào năm 1798 khi những cuộc bắt đạo, bức hại của người Công giáo Việt Nam bắt đầu. Nhiều người Công giáo gần khu thị trấn Quảng Trị đã chạy trốn và tìm nơi ẩn náu trong rừng sâu của Lavang. Hầu hết những người chạy nạn phải đương đầu với nạn đói, đau yếu, bệnh tật vì sống trong cảnh giá lạnh Nơi rừng thiêng nước độc và thú dữ luôn rình rập. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ.  Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, lần hạt, an ủi và giúp đỡ nhau. Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng dài, tay bồng bồng một trẻ sơ sinh, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Trinh Nữ Maria.

Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn.” Sự kiện Đức Mẹ hiện ra xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Những người đang có mặt ở đó đều nhìn thấy phép lạ này. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn trong suốt một trăm năm bị bách đạo. Nhiều nhóm giáo dân đã bị thiêu sống vì họ đã không chịu chối đạo.  Một trong số đó là nhóm 30 người, sau khi bị bắt, họ đã thỉnh nguyện, xin được bị thiêu sống ngay trước sân ngôi nhà nguyện nhỏ tại Lavang.

Sau lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên, những người dân lánh nạn nơi đó đã dựng một nhà nguyện nhỏ, đơn sơ trong khu rừng vắng để thờ kính Mẹ. Trong những năm kế tiếp, danh tiếng Mẹ đã được truyền khẩu lan rộng ra khắp các vùng lân cận.  Tuy ngôi nhà nguyện nhỏ cất lên trong khu rùng hẻo lánh, núi đồi hiểm trở nhưng hàng ngàn người vẫn tìm đến để cầu xin và thờ kính Mẹ. Dần dà, đoàn người tìm đến với Mẹ đã thay thế gậy gộc, gươm giáo, rìu búa, chiêng trống nhằm xua đuổi thú rừng bằng cờ xí, những cành bông hoa và những tràng kinh, lần chuỗi. Hàng năm, những đoàn người hành hương vẫn diễn ra như vậy mặc dù các cuộc bách đạo vẫn không ngừng.

Năm 1886, sau khi các cuộc bách đạo hoàn toàn chấm dứt, Đức Cha Gaspar đã ra chỉ thị xây cất một nhà thờ để tôn kính Mẹ Lavang. Do vị trí bấp bênh và kinh phí hạn hẹp, phải mất 15 năm mới hoàn thành nhà thờ Lavang. Đức Cha Gaspar đã long trọng dâng thánh lễ khánh thành nhà thờ với sự tham dư của hơn 12,000 người và kéo dài từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 8 năm 1901.  Đức Cha cũng tuyên bố Đức Mẹ Lavang là Quan Thầy và là Đấng Bảo Hộ của tất cả người Công giáo. Năm 1928, một nhà thờ lớn hơn đã đuọuc xây cất để có thể chứa đựng số luơng người hành hương ngày càng gia tăng.  Do chiến tranh, nhà thờ lớn này lại bị phá hủy vào mùa hè năm 1972.

Truyền thuyết về Đức Mẹ Lavang càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng lớn và mang một tầm quan trong cũng không kém khi nhiều người đã xác nhận nhưng lời họ xin đều được nhậm lời. Vào tháng 4 năm 1961, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã chọn nhà thờ tại thánh địa Lavang làm Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Vào tháng Tám năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nâng nhà thờ Lavang lên Vương Cung Thánh Đường Lavang. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Giáo Hoàng Phaolô II trong lễ phong thánh 117 vị tử đạo Việt Nam đã công khai và tuyên nhận tầm quan trọng của Đức Mẹ Lavang và bày tỏ niềm mong muốn xây dựng lại Vương Cung Thánh Đường Lavang để mừng kỷ niệm 200 năm ngày Đức Mẹ hiện ra đầu tiên tại Lavang vào tháng Tám năm 1998.